Tìm hiểu Số 7 huyền bí trong phong thủy

Luật bóng ném, từ năm 1917 đến nay, đưa ra luật phạt đền 7 mét, tương tự như phạt đền penalty trong bóng đá. Nghĩa là,
Thị trường sách hiện nay xuất hiện nhiều tác phẩm bán chạy (best-seller) được chuyển thể tiếng Việt như 7 thói quen của những người thành đạt của Stephen Covey (2006) và mới đây là tác phẩm 7 Bí mật thành công của các triệu phú trẻ của nhà tỷ phú trẻ người Mỹ Nick Tart.

Phải chăng số 7 là một con số “huyền bí” vì nó không những xuất hiện trong các tác phẩm trên mà hầu như trong nhiều lĩnh vực trong đời sống.

3

Khi nghiên cứu về não người, Giáo sư tâm lý học người Mỹ George Miller phát hiện rằng trí nhớ của một người trưởng thành gồm khoảng 7 thành tố. Nghĩa là, một người trưởng thành chỉ có thể nhớ được khoảng 7 con số hay chữ cái sau khi xem qua một loạt số hay chữ cái được sắp ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian ngắn. Vì thế, trong bài báo khoa học Con số 7 huyền bí, cộng hay trừ 2 (1955), GS Miller gọi trí nhớ ngắn hạn của con người là “Con số 7 huyền bí”.

Trong phong thủy thì số 7 được xem là con số có sức mạnh kỳ diệu. Nghi lễ đạo Lão dùng 7 thanh gươm (Thất Kiếm) để xua đuổi ma quỷ. Còn nếu 7 món đồ vật được bài trí trong nhà thì ngôi nhà đó sẽ có sức mạnh kỳ bí khiến ma quỷ không thể xâm phạm và mang đến “xui xẻ” cho chủ nhà. Phải chăng niềm tin phong thủy đã dẫn đến sự hình thành từ ghép nội thất để chỉ đồ vật trong nhà trong tiếng Việt bởi vì thất, theo từ điển Hán – Việt còn có nghĩa là 7 hoặc mất.

Số 7, trong toán học căn bản, là một số lẻ mà nếu lấy 999.999 chia 7 được chính xác 142.187 (chữ số tận cùng lại là 7). Năm 2000, Học viện Toán học Clay ở Mỹ treo giải thưởng Toán học thiên niên kỷ (TTNK) và Nghiên cứu Toán học Clay (NCTC) cho những học giả có thể chứng minh được một trong số 7 vấn đề toán học “hóc búa” nhất thế giới và có nhiều đóng góp cho toán học. Năm 2008, GS Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng NCTC năm 2008 vì đã xuất sắc chứng minh bổ đề cơ bản, một trong số 7 vấn đề “hóc búa”, trước khi ông nhận giải thưởng toán học danh giá Fields năm 2010.
Thể thao cũng có bóng dáng của số 7. Trong môn bóng ném, hai đội bóng, với đội hình gồm 7 người, thi đấu ném và chuyền bóng về phía khung thành của đối phương để ghi bàn, đội ghi được nhiều bàn thắng trong hai hiệp thi đấu 30 phút sẽ là đội chiến thắng.

Luật bóng ném, từ năm 1917 đến nay, đưa ra luật phạt đền 7 mét, tương tự như phạt đền penalty trong bóng đá. Nghĩa là, một cầu thủ sẽ đứng ở vạch 7 mét trước khung thành đối phương để thực hiện quả phạt đền 7 mét.

Số 7 cũng xuất hiện trong văn học và nghệ thuật. Loài người sáng tạo ra 7 loại hình nghệ thuật cơ bản trong suốt thời kỳ lịch sử phát triển của mình: Điêu khắc, Hội họa, Âm nhạc, Múa, Văn chương, Sân khấu, Điện ảnh – còn gọi “nghệ thuật thứ bảy”.

Âm nhạc chỉ có 7 nốt nhạc nhưng tạo ra nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Văn học thì có những tác phẩm đặc sắc với sự hiện diện của số 7 như: Những (7) cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad trong thần thoại Ả Rập Nghìn lẻ một đêm; truyện cổ tích Bạch Tuyết của anh em nhà văn Đức Grimm, sau được Walt Disney chuyển thể thành phim hoạt hình màu lần đầu tiên vào năm 1937 và được trẻ em yêu thích nhờ vào 7 tính cách ngộ nghĩnh của 7 chú lùn.

Số 7 cũng có mặt trong vật lý học. Triết gia Hy Lạp Aristole (384 – 322 trước công nguyên) cũng như giới nghệ thuật thời Phục hưng cho rằng có 7 màu cơ bản cho việc phối màu. Đến thế kỷ 17, nhà bác học Isaac Newton, cha đẻ thuyết trọng lực và vật lí quang học, định nghĩa cầu vòng với 7 màu cơ bản: Đỏ, Cam, Vàng, Xanh lá cây, Xanh dương, Chàm, và Tím. Newton lúc đầu chỉ đưa ra 5 màu nhưng về sau này ông đã thêm vào hai màu Cam và Tím. Hiện có một vài tranh cãi về việc Newton thêm vào hai màu cho phù hợp với 7 nốt nhạc hay vì số 7 là một giới hạn “huyền bí” trong khoa học.

Tâm lý học phổ thông thường được thể hiện qua những tác phẩm hoàn thiện bản thân (sefl-help) như, 7 thói quen của những người thành đạt của Stephen R. Covey v.v.., với mục tiêu giúp người đọc tư phát triển những kỹ năng sống thông qua những câu chuyện có thật, những kinh nghiệm của chính tác giả viết sách. Những tác phẩm này rất hữu ích nhưng có giá thành khá cao nên chưa đến được với đông đảo độc giả là sinh viên và học sinh ở Việt Nam. Và kì lạ thay, số 7 cũng xuất hiện trong những tác phẩm này.

Giáo sư người Australia Francesco Sofo viết một tác phẩm rất hay dành cho sinh viên của ông với tựa đề Hãy mở rộng tâm hồn: 7 chìa khóa tư duy tích cực (2004). Khi được hỏi dựa trên cơ sở nào mà ông chỉ trình bày 7 cách tư duy tích cực trong quyển sách của mình, vị GS trả lời: “… bởi vì số 7 là một con số “huyền bí” và đơn giản là tôi cũng không thể nghĩ ra hơn nữa …”.

Năm 1955, Giáo sư Miller kết luận bài báo khoa học của mình với nhiều câu hỏi thú vị như: Tại sao có 7 kỳ quan thế giới, 7 đại dương, 7 tội ác của loài người trong tôn giáo, 7 nốt nhạc, và 7 ngày trong tuần?

Sự xuất hiện của số 7 trong nhiều lĩnh vực đời sống có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Cũng có thể số 7 có một sức “quyến rũ kỳ lạ” đối với các nhà khoa học, hay số 7 là một giới hạn “huyền bí”?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *